Truyền Thông Đại Chúng-Những Kiến Thức Cơ Bản (NXB Thông Tấn 2004) - Trần Hậu Thái, 226 Trang

Discussion in 'Báo Chí Học' started by admin, Sep 23, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-1-11_11-51-52.png
    Nhu cầu tìm hiểu nghiệp vụ báo chí ở Việt Nam rất lớn, bởi báo chí ngày càng có vai trò rộng lớn trong xã hội. Hiện ở nước ta đã có trên 600 tờ báo, tạp chí, trên 60 đài truyền thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương, hơn 12.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, nhiều trường đại học và trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, nhiều khóa đào tạo các ngành, các địa phương, v.v… Không chỉ những nhà báo chuyên nghiệp mà nhiều người ngoài giới cũng có nhu cầu tìm hiểu về báo chí. Ý thức được những đòi hỏi của xã hội, đặc biệt đối với những người đang hoạt động trong ngành truyền thông đại chúng, Nhà xuất bản Thông Tấn đã cho ra mắt "Tủ sách nghiệp vụ báo chí".
    Cuốn sách Truyền thông đại chúng Những kiến thức cơ bản được chọn dịch và biên soạn lại từ cuốn “ABC báo chí" của tác giả người Đức Claudia Mast (Hg.) do Nhà xuất bản UVK Medien (CHLB Đức) tái bản lần thứ tám năm 1998, có bổ sung và sửa đổi. Nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng. Đó là những khái niệm về thông tin, các phương tiện thông tin; hoạt động thông tin; đối tượng thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của nhà báo; nghề nghiệp báo chí và hoạt động truyền thông trong cơ chế thị trường… Tất cả những vấn đề được nêu trong cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, cũng như những sinh viên các trường, khoa báo chí - những ký giả tương lai.
    Chương I: Truyền thông: Lý thuyết và thực tiễn
    • Các khái niệm cơ bản của thông tin
    • Công tác báo chí - một lĩnh vực nghiên cứu
    • Phương pháp và kết quả điều tra xã hội học
    • Những văn cứ của việc nghiên cứu tác dụng truyền thông
    • Lịch sử và sự phát triển của phương tiện thông tin
    • Thông tin đại chúng và chính sách
    • Đạo đức nhà báo
    Chương II: Lĩnh vực nghề nghiệp báo chí
    • Con đường lập nghiệp rộng mở
    • Thị trường lao động và những triển vọng
    • Các nhà báo hành nghề tự do
    • Nhiệm vụ và yêu cầu của nhà báo
    • Trình độ chuyên nghiệp
    • Những con đường tu nghiệp
    • Sự đa dạng trong kiến trức nghề nghiệp
    • Chuyển biến trình độ
    Chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ Những cơ sở pháp lý
    • Luật phát thanh, truyền hình
    • Luật báo chí
    • Đặc quyền của nhà báo
    • Nghĩa vụ của nhà báo
    • Quy chế báo chí
    • Quyền lợi của “đương sự”
    • Luật điện ảnh
    • Luật lao động và chế độ tiền lương
    • Bảo hiểm xã hội
    • Quyền tác giả
    • Thông tin trực tuyến - lĩnh vực mới
    Chương IV: Truyền thông và kinh tếSự tăng trưởng của thu nhập quảng cáo
    • Cơ cấu khách hàng
    • Doanh nghiệp truyền thông và hoạt động tiếp thị
    • Cuộc cạnh tranh báo chí và kinh tế
    • Chi phí và thu nhập của báo và tạp chí
    • Phương thức hạch toán của đài phát thanh, truyền hình
    • Công tác hạch toán của các đài tư nhân
    • Chi phí sản xuất và khả năng thanh toán của các đài truyền hình nhà nước
    • Chương V: Điều tra nghiên cứu
    • Cơ quan thông tấn là nền tảng
    • Thông tinh nhiều phía
    • Công tác điều tra nghiên cứu thường nhật
    • Điều tra nghiên cứu trên mạng.
    Link download
    http://www.mediafire.com/download/0v4ah264onwkkoe
    https://drive.google.com/file/d/1_Ku_M7oe6F-dbLep17myMB4woNoNnjnX
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jul 23, 2022

Share This Page