Truyền Thuyết Về Quan Thế Âm (NXB Văn Hóa Thông Tin 2012) - Chu Nhạc Trai, 397 Trang

Discussion in 'Đạo Phật Giáo' started by quanh.bv, Jul 21, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-7-31_18-56-54.png
    Chu Trạc Nhai đã dựa trên quyển “Quan Thế Âm Bồ Tát” và “Quan Thế Âm trong dân gian Trung Quốc”, cùng với nhiều tư liệu khác, tiến hành khảo chứng từ nhiều nguồn tổng hợp và qua tư duy cá nhân, hư cấu nghệ thuật, đã sáng tạo ra hình tượng Quan Thế Âm thứ ba - Quan Thế Âm nghệ thuật - vị nữ thần sắc đẹp Đông phương bằng xương bằng thịt. Trong quyển “Thương Hiệt, thần tạo chữ”, Chu Trạc Nhai đã để Thương Hiệt khởi đầu với tư cách là một vị anh hùng bình thường; còn trong tiểu thuyết thần thoại này, ông đã cố ý để Quan Thế Âm bắt đầu với tư cách là một nữ anh hùng nửa người nửa tiên. Tự cổ chí kim, tiểu thuyết và thần thoại đều được chia ranh giới rõ rệt: Là tiểu thuyết thì không phải thần thoại; còn là thần thoại thì không phải tiểu thuyết. Nhưng tác phẩm của Chu Trạc Nhai lại khác, không chỉ là thần thoại mà còn là tiểu thuyết, là những bộ tiểu thuyết thần thoại thật sự.
    Trong quyển tiểu thuyết này, Chu Trạc Nhai đã kết hợp tính thần và tính người của Quan Thế Âm một cách hài hòa, tạo nên hình tượng nghệ thuật với phong cách sắc sảo. Tác phẩm của ông lấy tính người làm cơ bản, tiếp đó tô đậm và điểm xuyết tính thần thánh của Quan Thế Âm, điều này thể hiện đầy đủ đặc điểm của tác phẩm tiểu thuyết thần thoại. Nho giáo đã ảnh hưởng đến nền văn hóa hai ngàn năm, khiến các nhà văn luôn có niềm tin là “quốc thái dân an”. Còn Mạnh Tử thì lấy tư tưởng mang đậm tính nhân văn “Nước lấy dân làm gốc” xoay quanh tầng lớp lao động, khiến các bậc quân vương lấy dân làm gốc để trị nước. Làm lợi cho dân, tốt cho dân thì là quan phụ mẫu tốt, là việc làm tốt, là đạo đức tốt. Trong phạm vi nghệ thuật dân gian cũng không khác. Chu Trạc Nhai từ đầu đến cuối đều đặt tư tưởng nhân văn làm cơ sở và để phục vụ cho việc hình thành hình tượng nhân vật, từ đó đạt được tính thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Người nào phục vụ được dân chúng thì là quan tốt, là người tốt, là cử chỉ thiện chí, phù hợp với tiêu chuẩn của tính thẩm mỹ; đó là chân thiện mỹ. Chẳng hạn như Chung Quỳ, một quỷ trong vô vàn con quỷ, đã trừ bạo an dân; hay vị thần tạo chữ Thương Hiệt giúp người dân thoát khỏi ngu muội; Quan Thế Âm đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn... Họ đều có tính chân thiện mỹ (đặc biệt là thiện). Có thể nói, Quan Thế Âm chính là hiện thân của cái thiện.
    • Truyền Thuyết Về Quan Thế Âm
    • NXB Văn Hóa Thông Tin 2012
    • Chu Nhạc Trai
    • Dịch: Thế Anh
    • 397 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1XNcyVbEJ1Dxr-ymgrqA9LdqTZ-qa8ugQ
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Jul 31, 2023

Share This Page