Vi sinh vật học trở thành nền tảng cho sự phát triển của Công nghệ sinh học (CNSH). Người ta chia sự phát triển của CNSH ra thành 3 giai đoạn: CNSH truyền thống là các quá trình dân dã nhằm chế biến, bảo quản các loại thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp...CNSH cận đại là quá trình sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh học như mỳ chính, lizin và các acid amin khác, các acid hữu cơ, các dung môi hữu cơ, chất kháng sinh, một số vitamin (như vitamin B2, B12, C...), nhiều loại enzym... CNSH hiện đại chia ra các lĩnh vực như CN di truyền (genetic engineering), công nghệ tế bào (cell engineering), công nghệ enzym và protein (enzyme/protein engineering), CN vi sinh vật/ CN lên men (microbial engineering / fermentation), CN môi trường (environmental engineering). CNSH hiện đại thường gắn liền với các cơ thể mang gen tái tổ hợp (recombination gene). Vi sinh vật học là khoa học nghiên cứu về các cơ thể hoặc các nhân tố quá nhỏ đến mức không thấy được bằng mắt thường, tức là các vi sinh vật (Microbiology often has been defined as the study of organisms and agents too small to be seen clearly by the unaided eye- that is, the study of microorganisms; L.M.Prescott et al., 2009). Vi Sinh Vật Học Phần 1-Thế Giới Vi Sinh Vật NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2012 Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty, Dương Văn Hợp, Nguyễn Liên Hoa 396 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvien.ntu.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=24756 https://drive.google.com/file/d/1kZczGX1KtVkN60Z2KtcfzIDcUIOs_R51https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1