Việt Nam Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (NXB Lao Động Xã Hội 2008) - Nhiều Tác Giả, 402 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Thể Dục Thể Thao' started by admin, Oct 10, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Việt Nam Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
    NXB Lao Động Xã Hội 2008
    Nhiều Tác Giả
    402 Trang
    Hiện nay, các vấn đề chính sách thương mại đang là trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển. Chính nhờ nhận thức rằng quá trình toàn cầu hóa có thể dẫn tới thu nhập cao hơn, nền giáo dục và hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nên sự quan tâm tới các vấn đề chính sách liên quan tới thương mại tại các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi đang ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hóa - có thể được định nghĩa là sự kết nối kinh tế trên toàn cầu - đã được đẩy mạnh khi các rào cản tại các quốc gia đối với thương mại đang dần được loại bỏ, các thể chế thị trường trong nước được củng cố và các công nghệ mới được áp dụng nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Quá trình này dẫn tới sự thống nhất của sản phẩm, giá cả và lợi nhuận theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng khiến các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thông qua việc trao đổi thương mại, các luồng vốn và sự phổ biến các phát minh giữa các nước ngày càng lớn và đa dạng hơn.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Việc tham gia tích cực vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cùng với việc thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định khung với Liên minh châu Âu đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nội địa. Vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và do đó đưa quá trình cải cách kinh tế của mình lên một tầm cao mới thông qua việc thực thi các cam kết gia nhập WTO. Nói một cách ngắn gọn, hệ thống thương mại của WTO có thể được coi như một hệ thống giao thông với các phương tiện vận tải là đại diện cho các doanh nghiệp và các Thành viên WTO cùng nhau đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện để điều tiết hệ thống giao thông này. Lô gic cơ bản của WTO là đảm bảo cho các luồng giao thông này tuân thủ tối đa các quy định và theo các phương thức hợp lý nhất nhằm tạo ra phúc lợi tối đa cho các Thành viên WTO.

    WTO là một tổ chức rất hữu dụng và có hoạt động rất sôi động. Tính thực tế của tổ chức này, thể hiện ở việc tập trung vào quá trình đưa ra quyết định và sẵn sàng phù hợp với thực tiễn, khiến cho việc trở thành Thành viên của WTO trở nên “bắt buộc” đối với tất cả các nước muốn xuất khẩu nhiều hơn thay vì chỉ dừng lại ở xuất khẩu nguyên liệu thô. Nói một cách đơn giản: sẽ không khôn ngoan nếu như Việt Nam, nước đang hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và dịch vụ ngày càng phức tạp (đòi hỏi hàm lượng trí tuệ đầu vào) và muốn khai thác lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lại đứng ngoài WTO. Tuy nhiên, việc gia nhập không chỉ đem lại lợi ích kinh tế thuần túy, một khía cạnh thường bị bỏ qua trong hệ thống của WTO là hệ thống này có thể đem lại một thỏa thuận gìn giữ hòa bình tốt nhất. Một trong số những người trị vì của Milan, một Thành viên của gia đình Visconti nổi tiếng, khi được hỏi tại sao ông ta lại không tấn công Venice đã trả lời rằng sẽ không hợp lý nếu gây chiến với một trong số những người bạn tốt nhất của Milan. Mối quan hệ đầu tư và thương mại sâu rộng của Việt Nam với các nước láng giềng có được từ việc tham gia WTO và sự phát triển của các hiệp định hội nhập khu vực khác nhau là một cách hiệu quả để đảm bảo hòa bình dài lâu trong khu vực.

    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Kinh Tế
    Link Free.... nếu có 10 bạn yêu cầu
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page