Điện Hóa Học (NXB Bách Khoa 2013) - Ngô Quốc Quyền, 162 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Hành Chính' started by admin, Oct 9, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Điện Hóa Học
    NXB Bách Khoa 2013
    Ngô Quốc Quyền
    162 Trang

    Điện Hóa học là một học phần quan trọng của giáo trình Hóa lý cơ bản, được biên soạn cho sinh viên nghành Hóa tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, sau khi đã học xong học phần Nhiệt động học và Động hóa học.

    Những kiến thức cơ sở về Nhiệt động học và Động hóa học này áp dụng cho hệ dung dịch điện ly, nơi có mặt các tiểu phân mang điện tích, đòi hỏi sự tiếp cận không thể bỏ qua những đặc thù riêng. Giáo trình Điện hóa học được phân thành ba chương với nội dung như sau:

    - Chương I trình bày hiện tượng điện ly (Arrhenius), đó là cơ sở để khảo sát cân bằng ion trong dung dịch, một trường hợp riêng của cân bằng hóa học. Mô hình vật lý của ion trong dung dịch dẫn đến lý thuyết về sự tương tác của ion (Debye-Hückel), cho phép xác định hệ số hoạt độ, một đại lượng nhiệt động đặc trưng cho hành vi sai khác giữa dung dịch thực và lý tưởng; cũng như dẫn đến những đặc trưng về sự dẫn điện của ion (Ostwald, Kohlrausch)
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    - Chương II trình bày về hệ cân bằng điện hóa tại liên bề mặt kim loại/dung dịch. Khi tiếp xúc giữa pha rắn (kim loại) và pha lỏng (dung dịch điện ly) thì ở ranh giới pha có quá trình trao đổi điện tích, dẫn đến cân bằng điện hóa. Thay cho thế hóa (Gibbs), thế điện hóa (Guggenheim) là tiêu chuẩn tự diễn biến và cân bằng của hệ điện hóa. Sự hình thành các hệ điện cực và thiết lập pin (Nernst) là nội dung chính của chương này. Ý nghĩa thực tiễn của các hệ điện cực chính là sự phát triển các sensơ điện hóa hiện đại, có mặt trong kỹ thuật đo lường hóa học (chemometrics) ngày nay.

    - Chương III giới thiệu Động học quá trình điện cực, tự thân là một khoa học chuyên sâu, tuy nhiên trong giới hạn cho phép chỉ trình bày ở mức độ nhập môn, nhằm chuẩn bị cho sinh viên có ý định nghiên cứu về Điện hóa lý thuyết; Điện hóa kỹ thuật hay Công nghệ Hóa lý ở những năm cuối. Nội dung ứng dụng thực tiễn được lựa chọn cho chương này là nhập môn về động học ăn mòn và bảo vệ kim loại cũng như giới thiệu về sự phát triển của công nghệ nguồn điện hóa học.
    Mong muốn của tác giả là mặc dù kiến thức Hóa lý nói chung và Điện hóa học nói riêng thường xuất phát từ bản chất vật lý trừu tượng, song cần được trình bày sao cho ngắn gọn, dễ hiểu bằng những mô tả, hình vẽ, đồ thị, biểu bảng thay cho các diễn giải thuật toán nếu không thật cần thiết. Do đó, sau mỗi chương ở cuốn sách kiến thức này còn có các bài tập ứng dụng để người học nắm được những nội dung trọng yếu.
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page