Giáo Trình Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2010) - Trần Thọ Đạt, 281 Trang

Discussion in 'Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội' started by quanh.bv, Oct 19, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-12-5_18-35-4.png
    Tăng trưởng kinh tế , tăng trưởng một cách bền vững và với chất lượng cao luôn là mục tiêu và khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Có lẽ một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và dai dẳng nhất trong kinh tế học là tìm hiểu các nhân tố khiến nền kinh tế tăng trưởng. Trên thế giới, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế liên tục ra đời và phát triển trong suốt thế kỷ XX, và trên thực tế các lý thuyết và mô hình này đã trở thành cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển. Trong tiến trình phát triển đó, các công cụ toán học và kinh tế học được sử dụng nhằm lượng hoá tăng trưởng kinh tế và phân tích tác động của các yếu tố đến tăng trưởng ngày càng trở nên cần thiết và đã phát triển nhanh chóng.
    Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Ngay từ khi mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã trở thành công cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo dòng thời gian, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng được sắp xếp thành: (i) Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ XVIII), (ii) Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX), (iii) Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX), (iv) Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (giữa thế kỷ XX), và (v) Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX). Một cách tóm lược, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã từng là trung tâm chú ý của các nhà kinh tế chính trị cổ điển từ Adam Smith tới David Ricardo và Karl Marx, nhưng rồi rơi vào quên lãng trong suốt thời kỳ “cách mạng cận biên” (marginal revolution). Với nỗ lực tổng quát hoá nguyên lý của Keynes về cầu hiệu quả trong ngắn hạn, Roy Harrod và Evsey Domar đã tái tạo lại mối quan tâm về lý thuyết tăng trưởng. Sau những nghiên cứu của Robert Solow và Trevor Swan vào giữa những năm 1950, lý thuyết tăng trưởng đã thực sự trở thành một trong những chủ đề trọng tâm của giới kinh tế học cho đến đầu những năm 1970. Và vào cuối những năm 1980, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm tái sinh lĩnh vực này sau một thập kỷ ngủ quên.
    • Giáo Trình Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế
    • NXB Kinh Tế Quốc Dân 2010
    • Trần Thọ Đạt
    • 281 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link Download
    http://thuvien.mku.edu.vn/doc/giao-trinh-mo-767786.html
    https://drive.google.com/file/d/1B_X8ARpSZTSCS-WXlFbC5CbrtopL3IP5
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Feb 20, 2023

Share This Page