Lý Thuyết Biến Dạng Dẻo Kim Loại (NXB Bách Khoa 2011) - Trần Văn Dũng, 262 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Hành Chính' started by quanh.bv, Sep 23, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Lý Thuyết Biến Dạng Dẻo Kim Loại
    NXB Bách Khoa 2011
    Trần Văn Dũng
    262 Trang
    Gia công kim loại bằng áp lực (GCAL) được hình thành trên khả năng biến dạng dẻo của vật thể kim loại, có nghĩa là dưới tác dụng của ngoại lực, hình dạng của vật thể kim loại bị biến đổi, không hồi phục được hình dạng, kính thước ban đầu. GCAL là tập hợp của một số phương pháp gia công kim loại phổ biến và hiệu quả nhất như: cán, ép, ép chảy, kéo, nén, rèn, dập... Các phương pháp này đều có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có điều kiện thuận lợi để cơ khí hoá và tự động hóa. Các phương pháp GCAL rất thành công trong việc nâng cao chất lượng bề mặt kim loại: làm giảm độ nhám bề mặt, hóa bền các lớp bên ngoài, tạo được sự phân bố theo ý muốn đối với ứng suất dư...
    Cơ sở khoa học để thiết kế các quy trình công nghệ GCAL là Lý thuyết biến dạng dẻo. Đó là các nguyên lý cơ bản đảm bảo tính tối ưu cho các quy trình công nghệ theo các tiêu chí: năng suất thiết bị, chất lượng sản phẩm, độ chính xác về kích thước, hình dạng và khả năng gia công các vật liệu đặc biệt...
    Trên cơ sở các thành tựu của cơ học môi trường liên tục, vật lý kim loại, hóa học, lý thuyết biến dạng dẻo kim loại phát triển theo 3 hướng chính: vật lý, hóa - lý và cơ học.
    Hướng vật lý nghiên cứu cơ chế biến dạng dẻo của các đơn tinh thể và đa tinh thể; nghiên cứu cấu trúc kim tương mạng tinh thể và các loại hình khuyết tật có thể xảy ra trong các tinh thể thực. Cần đặc biệt quan tâm đến sự nghiên cứu lệch - khuyết tật đường của mạng tinh thể, sự hình thành và chuyển động của chúng liên quan chặt chẽ với biến dạng dẻo và phá hủy kim loại.
    Hướng hóa - lý xác lập mối quan hệ giữa thành phần hóa học và trạng thái pha của vật liệu và tính dẻo của chúng.
    Hướng cơ học, về nguyên lý, không nghiên cứu một mô hình cụ thể nào cũng như các cơ chế quá trình vi mô xảy ra trong biến dạng dẻo vật thể kim loại. Trên cơ sở thực nghiệm chất tải các mẫu kim loại xác lập các tính chất cụ thể, riêng biệt của môi trường liên tục - mô hình ảo của kim loại thực. Kết quả nghiên cứu quá trình biến dạng dẻo của vật thể kim loại sẽ dẫn đến việc phân tích lời giải bài toán biên nào đó, có nghĩa là, nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng, trường nhiệt độ, điều kiện phá hủy. Việc sử dụng các phương pháp lý thuyết điều khiển hệ thống với sự phân bố đều của các thông số cho phép xác lập bài toán tối ưu với các ý nghĩa khác nhau (ví dụ, theo năng suất, độ chính xác của kích thước hình học, chất lượng bề mặt...) của quá trình GCAL.
    Rõ ràng, trong một mức độ phát triển nhất định của lý thuyết biến dạng dẻo xuất hiện sự ảnh hưởng tổng thể của các hướng.
    Cuốn sách Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại được biên soạn dựa trên cơ sở giáo trình giảng dạy cho sinh viên các ngành Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Cơ khí - Chế tạo máy, đồng thời cũng được sử dụng cho đào tạo cao học và nghiên cứu sinh và các cán bộ kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực gia công kim loại.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Aug 20, 2016

Share This Page