Tự Động Hóa Quá Trình Dập Tạo Hình NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2006 Phí Văn Hào, Lê Gia Bảo, Phạm Văn Nghệ 94 TrangCông nghệ gia công vật liệu tấm và vật liệu khối bằng áp lực có rất nhiều ưu điểm so với gia công cắt gọt: chất lượng sản phẩm được nâng cao do cải thiện được tính chất vật liệu, độ chính xác gia công lớn, tiết kiệm vật liệu và thời gian gia công v, v. Công nghệ dập thường có hiệu quả cao khi sản xuất các chi tiết với số lượng lớn, trong đó khuôn dập đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lỏng của sản phẩm. Trong khuôn đơn giản, thường chỉ thực hiện một nguyên công riêng biệt nào đó, việc thao tác đưa phôi vào khuôn trực tiếp bằng tay và phải theo cùng một nhịp điệu vào máy, kết quả tùy thuộc khả năng thao tác hạn chế của người thợ. Để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm dập hơn nữa, đặc biệt là để giải phóng sức lao động cơ bắp hạn chế của con người và tránh các sự cố, tai nạn lao động đáng tiếc hay xảy ra khi làm việc trên mấy dập, người ta dung khuôn dập có các cơ cấu cơ khí hóa và tự động hóa. Cho đến nay còn ít tài liệu đề cập đến lĩnh vực này một cách đầy đủ.Chúng tôi biên soạn tài liệu này nhằm giới thiệu một số tính toán, thiết kế và áp dụng các cơ cấu cơ khí hóa và tự động hóa thường dùng trong gia công áp lực. Do tính đa dạng của các cá thể chi tiế dập cũng như dạng phôi liệu ban đầu sử dụng rất khác nhau nên không thể đưa ra một mô hình cơ cấu ổn định. Ở đây, chúng tôi giới thiệu các phần tự động, đặc tính sử dụng và cách lựa chọn phù hợp để kết nối thành một cơ cấu tự động hóa phù hợp với các thông số ban đầu. Tài liệu này trước tiên dung cho sinh viên năm cuối trong chuyên ngành Gia công áplựa, khi đã học xong các giáo trình công nghệ gia công vật liệu tấm và vật liệu khối, làm Đồ án tốt nghiệp, biết cách vận dụng kiến thức về tự động hóa để thiết kế khuôn bán tự động và khuôn tự động đặt trên mát vạn năng (hình thức tự động hóa phù hợp với sản xuất tại Việt Nam hiện nay). Giáo trình Tự động hóa quá trình dập tạo hình là tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ kỹ thuật và công nhận làm việc trong các lĩnh vực Cơ khí Chế tạo máy nói chung và lĩnh vực Gia công áp lực nói riêng. Nhóm tác giả chân thành cám ơn các đồng nghiệp trong Bộ môn Gia công áp lực – Khoa Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về những đóng góp quý báu trong quá trình biên soạn, đồng thời hoan nghênh và chân thành mong đợi những ý kiến bổ khuyết của các bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về địa chỉ: Bộ môn Gia công áp lực, phòng 301, C10, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. MỤC LỤC Lời nói đầu Phần mở đầu Chương 1.Cơ sở kinh tế kỹ thuật của quá trình tự động hóa sản xuất gia công áplực Chương 2.Những vấn đề chung về tính toán thiết kế các phương tiện cơ khí và tự động hóa Chương 3.Cơ khí và tự động hóa quá trình đập tấm tứ phôi liên tục Chương 4.Tự động quá trình dập tấm và dập thể tích nguội từ phôi chiếc Chương 5.Tự động hóa và cơ khí hóa quá trình rèn – Dập khối.Khái niệm về đường dây tự động Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Luyện Kim http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/60604.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1